0772.66.55.37

Chào bạn, Hôm nay website Hieusachduhoc.com xin chia sẻ Hành trình học Gre và hai xu về self- learning của bạn Rosie Nguyen. Ad thấy rất hay nên chia sẻ cho các bạn nhé.

Trong thời gian tự luyện và đi thi GRE, mình đã có những trải nghiệm hữu ích cho hành trình tự học của bản thân mà mình muốn ghi lại. Trước đây khi đang tìm hiểu mình cũng thấy khá ít bài viết, tài liệu chia sẻ về kinh nghiệm thi GRE do người Việt viết. Nên mình viết bài này, hy vọng sẽ hữu ích một lúc nào đó cho một ai nào đó tình cờ đọc được. Hoặc ít ra, là những ghi chú và rút kinh nghiệm cũng sẽ có ích cho chính bản thân mình khi muốn thi lại lần sau.

1/ GRE là gì?

Với những ai chưa biết GRE, thì đây là một kỳ thi tiêu chuẩn, để xét tuyển vào hệ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) tại các trường đại học ở Mỹ, chức năng tương tự như bài thi SAT cho bậc đại học ở nước này. Mình hiểu nôm na là nó cũng có mục đích cũng hơi giống điểm thi đại học của Việt Nam. Thí sinh được kiểm tra kiến thức và kỹ năng của các môn học cần thiết ở bậc học đó, mỗi trường sẽ dựa vào các tiêu chí và kỳ vọng riêng để đưa ra điểm chuẩn của trường mình, và cũng dựa vào điểm số của thí sinh để đánh giá một phần học lực và triển vọng học hành trong tương lai của họ.

Có hai loại bài thi tiêu chuẩn cho hệ sau đại học tại Mỹ, GMATGRE. GMAT thường dành cho các business school, khối ngành kinh tế, kinh doanh, tài chính. Còn GRE dành cho những ngành như engineering, education, các ngành khoa học xã hội như tâm lý học, social work, báo chí, truyền thông, kiến trúc, thiết kế,… Dạo gần đây một số law school ở Mỹ cũng bắt đầu chấp nhận điểm GRE. Ở Việt Nam mình thì số người lựa chọn học business, nhất là MBA, ở Mỹ, đông hơn các ngành khác rất nhiều. Nên cũng nhiều người thi GMAT hơn GRE. Mà cũng không phải trường đại học nào ở Mỹ cũng yêu cầu GRE, nhưng với các trường trong nhóm Ivy League thì nó gần như là bắt buộc. Hai bài thi GRE GMAT không quá khác nhau. GMAT yêu cầu ít hơn về từ vựng, kỹ năng viết luận, nhưng lại đòi hỏi cao hơn về ngữ pháp và phần toán.

gre-la-gi

2/ Cấu trúc bài thi

Một bài thi GRE sẽ kiểm tra kỹ năng ở ba phần, phần viết luận (analytical writing), phần đọc hiểu (verbal section), và phần toán (thuật ngữ chuyên môn của mấy ổng là quantitative section).

Phần essay có hai bài, bài một là issue essay, hơi giống bài viết writing task 2 của IELTS, yêu cầu bình luận, đưa ra quan điểm, dẫn chứng và ví dụ về các vấn đề như chính sách giáo dục, các giá trị văn hóa và lịch sử, chính sách nhà nước với các luật và quy định, bảo tồn thiên nhiên, thuật lãnh đạo, các quan điểm về nghệ thuật, khoa học hoặc phát triển xã hội. Bài viết hai đưa ra một đoạn văn ngắn, dưới hình thức một bài báo, kiến nghị, ghi chú, đề xuất…, yêu cầu phân tích cái bài đó lập luận thiếu logic chỗ nào, các lỗi ngụy biện ở đâu, các giả định thiếu cơ sở gì; chủ yếu để kiểm tra tư duy phản biện và kỹ năng lập luận của thí sinh.

Phần verbal, gồm có các câu hỏi về đọc hiểu và điền từ. Dĩ nhiên đọc hiểu của GRE không giống đọc hiểu bình thường, mà là đọc hiểu các đoạn văn mang tính học thuật cao. Các bài đọc hiểu này không quen thì khá là khó đọc, có nhiều từ vựng hiếm gặp, lại thêm cách diễn đạt ẩn ý, dài dòng, lòng thòng khó hiểu với mục đích cuối cùng là cố tình làm rối người đọc. Một người có thể đọc tốt các quyển sách, bài báo và cả các bài nghiên cứu bằng tiếng Anh, nhưng khi đối diện với các đoạn văn trong phần thi đọc hiểu của GRE vẫn có thể cảm thấy xoắn não như thường.

Phần cuối cùng, quantitative nhằm kiểm tra các công thức cơ bản về số học, đại số, hình học, phương trình, xác xuất thống kê… Các bài toán không quá khó đối với mặt bằng chung của học sinh người Việt vốn được học toán nâng cao từ trường phổ thông, nhưng có khá nhiều bẫy cài, cách dùng từ lắt léo, các chỗ trick với mục đích không gì hơn ngoài lừa các thí sinh hấp tấp đọc sai đề bài và làm sai lãng nhách.

Nhưng phần, cho mình xin lỗi,…khốn nạn nhất của bài thi GRE, đó là nó dồn ba phần này lại vào một buổi thi, chia ra làm 6 section, với mỗi section từ 30 – 35 phút, và 20 câu hỏi/bài toán cho mỗi section. Tổng cộng thời gian ở trong phòng thi là hơn 5 tiếng đồng hồ, với một khoảng nghỉ 10 phút giữa buổi, tức là chỉ vừa đủ để đi vệ sinh nếu vừa đi vừa chạy. Nên một bài toán hoặc một câu hỏi trong GRE, khi đầu óc thư giãn thoải mái và tỉnh táo bạn có thể giải quyết gọn gàng trong vòng 1 – 2 phút và nghĩ rằng chuyện nhỏ. Nhưng khi bạn ở trong phòng thi mấy tiếng đồng hồ liền không ăn không uống, cơ thể mất dần năng lượng, não bắt đầu đơ ra, chữ không nạp vào đầu, thì lại là cả một vấn đề.

Có người nói bài thi GRE khó bằng cỡ bài IELTS nhân lên gấp 10 lần. Mình không chắc là gấp mấy lần, nhưng chắc chắn là khó hơn. Cái khó của GRE không hẳn ở việc kiểm tra kỹ năng làm toán hay hiểu biết hay viết lách của mình, mà ở chỗ nó thử thách khả năng bình tĩnh hoàn thành nhiêm vụ một cách nhanh gọn và chuẩn xác dưới áp lực thời gian căng thẳng, và độ lì, độ chịu đựng và độ bền bỉ của não người thi. Dù sao những cái này cũng là những điều cần luyện tập, và bài thi này chỉ là phần thử lửa đầu tiên cho những gian khó tiếp theo (nếu may mắn được đi học ở Mỹ) thôi.

cau-truc-bai-thi-gre

3/ Thời gian ôn luyện

Hồi mới bắt đầu tìm hiểu GRE, mình có đọc một bài chia sẻ nói rằng nên chuẩn bị cho kỳ thi GRE trước khoảng 1 năm. Bắt đầu bằng việc học từ mới, ôn lại toán, sau đó mới từ từ làm quen với các dạng đề thi và luyện giải đề. Trước khi mình đăng ký thi, anh mentor (hồi đó) của mình bảo mình học và đăng ký thi trong vòng 1 tháng. Mình la lên oai oái vì thấy ảnh hơi ép mình quá đáng, rằng mình không cách nào hoàn thành nổi. Nên mình phản ứng và đăng ký thi vào 3 tháng sau đó.

Đến bây giờ mình mới thấy rằng lời khuyên của anh mentor là đúng đắn. Bởi nói theo cô Barbara “Learning how to Learning” là các liên kết noron trong việc giải quyết bài thi tốt nhất nên được luyện tập để trở nên sắc sảo nhanh nhẹn, mạnh mẽ và kết nối chặt chẽ trong một thời gian ngắn vừa phải. Quá trình học thi GRE càng kéo dài càng dễ gây xao nhãng, mất tập trung và mất năng lượng vô ích. Nên học với cường độ cao, dứt điểm bài thi, và tập trung vào việc khác. Nên mình thấy với người có kỹ năng tiếng Anh tạm ổn (7 – 8.0 IELTS) thì thời gian lý tưởng để ôn thi GRE nên là 1 tháng. 3 tháng là tối đa. Cứ đăng ký thi, học hết mình và đi thi. Nếu chưa đạt điểm mong muốn thì cày tiếp một hai tháng sau để thi lại. Chứ đừng đăng ký ngày thi quá xa dễ gây lơi là và nản lòng.

Thật đáng tiếc là mình đã không nghe theo lời khuyên đó. Mình định ôn luyện trong 3 tháng, nhưng khoảng thời gian mình nghiêm túc tập trung học hành để đi thi cũng chỉ có 1 tháng. Quá trình kéo dài dây dưa làm mình không làm được nhiều việc như mình muốn, xong còn trì hoãn bài tập anh mentor giao tới mấy tháng rồi. Quá xấu hổ nên chưa dám liên lạc lại. Không biết ảnh còn chịu hướng dẫn mình nữa không huhu.

Lý do thứ hai nên luyện thi GRE ngắn, cũng là một điểm khó của GRE, là tài liệu giải đề rất hữu hạn, không phải tràn lan đại hải như IELTS. Với IELTS thì bạn có 12 bộ đề Cambridge, các quyển Practice Test của Longman, các bài học của Simon, chưa kể các sách học bổ sung như Common Mistakes for Ielts, vv. Nói chung là không lo thiếu tài liệu để học. Nhưng với GRE thì khá ít practice test. Trên trang chủ của ETS, tổ chức ra đề và cấp bằng GRE, chỉ cho người thi 2 bài thi pre-test để “nếm mùi” cho biết thế nào. Các sách luyện thi có practice test để làm thử thì khá ít ở thị trường Việt Nam, phải mua qua Amazon, hoặc lên học ké ở American Center. Một số tài liệu cũng khuyên là không nên luyện thi GRE quá dài, vì dễ dẫn đến một vấn đề là luyện đề giữa chừng thì hết đề để giải tiếp, gây đứt quãng cho mạch liên kết nơ ron đang đà tăng lên : ))).

Một điểm nữa mình nhận thấy là các bài practice test trong một số sách và các trang mạng free bám không được sát đề bài thực. Tức là câu hỏi ra không được chuẩn, có khi test nhiều về một dạng bài toán này hoặc cách đặt đề thi kiểu này, trong khi đề thi thực lại ra kiểu khác. Đây cũng là một điều cần lưu ý khi luyện thi GRE.

thoi-gian-luyen-thi-sat

4/ Tự học GRE

Khi bắt tay vào luyện thi, mình đã rất là bối rối vì không biết phải bắt đầu như thế nào, cách học ra sao. Khi học cái gì thì đối với mình hai điều đầu tiên cần quan tâm là: tài liệu học là gì, lộ trình ra sao. Mình sẽ học hiệu quả nhất khi có lộ trình cụ thể, chia task chi tiết theo từng ngày. Đến khi có được tài liệu học và lộ trình phù hợp với mình rồi, thì mình thấy việc học trở nên dễ dàng, chỉ cần theo kế hoạch, to-do list mỗi ngày mà thực hiện thôi.

Mình bắt đầu tìm hiểu thông tin, thấy có trang web luyện thi GRE phổ biến nhất là Magoosh, với khóa học online với giá 149$. Một số trung tâm khác thấy dạy các khóa ôn thi GRE khoảng 25 triệu. Thôi bỏ đi. Xong mình hỏi thăm quanh quanh, thấy có hai bạn kia, từng nằm trong top 1% người được điểm GRE cao nhất, họ bảo họ tự học chứ không đi học ở đâu. Nên mình quyết định tự luyện luôn hehe. Người khác làm được mình cũng làm được.

Mình có tham khảo sơ sơ cách học của hai bạn này, phải nói là để đạt được tới trình độ xuất sắc thì không thể nào học hành chơi chơi được. Hai bạn đều có những cách học tập rất khoa học, bài bản, cách sắp xếp dữ liệu học nghiêm chỉnh. Ví dụ bạn Phương thì gửi cho mình danh sách 300 GRE flashcard bạn tự làm trong suốt 2 năm tích lũy, các đề reading bạn tự tổng hợp, và extract từ các bài báo có đánh dấu cẩn thận những cách diễn đạt hay, hoặc các cụm từ GRE mà bạn dùng để luyện, với thống kê số năm cụ thể. Mình nhìn mình phải wow vì quá nể.

Thế là mình bắt đầu theo gương họ, lao vào học. Mình download các tài liệu miễn phí của ETS, gồm guidebook, GRE math review, các app học Vocab của Magoosh và các sách miễn phí của họ về để học.

Một trong những nỗi ám ảnh của người học GREvocab. Nếu bạn hỏi vocabulary có vai trò thế nào trong GRE. Câu trả lời là: cực kỳ quan trọng. Một vốn từ vựng tiếng Anh phong phú sẽ là một lợi thế to lớn không gì thay thế được cho quá trình thi GRE. Muốn có “nguồn lực” vocab vững vàng để bước vào phòng thi tự tin, có lẽ cách “trâu bò” nhất là ngốn hết 3500 từ mới trong list GRE word list của Barron. Nhưng hầu hết mọi người bình thường là… well, con người. Nên trừ một số paragon có thể cày bừa như trâu như hổ, chắc ít ai đủ kiên nhẫn và cam kết học hết được bao nhiêu từ đó. Với những người ít thời gian hoặc lười biếng, họ thường nhắm tới list 350 high frequency word list mà thôi.

Lần đầu tiên, khi lướt qua danh sách 350 – 800 từ vựng cơ bản của GRE, số lượng các từ mình biết được đâu cỡ 3 – 4 từ. Thấy có một nỗi hoảng sợ không hề nhẹ, haha. Nên mình quyết định phải nhào vào học từ vựng. Nghĩ một ngày học cỡ 30 – 50 từ chắc okay. Thế là mình download flash card của Magoosh, và học theo các danh sách từ vựng, các list trong quizlet.

Nhưng, lại nhưng. Mình học từ ngày hôm trước, hai ba ngày sau review lại thấy giống như từ mới hoàn toàn, chẳng nhớ gì. Trạng thái chuyển sang hoảng loạn, haha.

Điểm đánh dấu quá trình học thi GRE nghiêm túc của mình là khi mình bắt đầu biết cách học từ vựng. Thay vì chỉ học suông, mình bắt đầu học kết hợp, xem từ mới đó và tra ý nghĩa cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt của nó, rồi vặn não nghĩ ra cách liên kết từ đó với ý nghĩa của nó. Bản thân việc học từ mới này cũng có nhiều cách nhiêu khê rồi, ví dụ:

Cách 1: Tìm xem từ đó giống với một từ tiếng Anh nào khác mà mình từng biết, có ý nghĩa tương tự, rồi liên kết chúng với nhau. Ví dụ, từ fervor (lòng sốt sắng, nhiệt tình, sôi nổi) hơi giống từ fever (cơn sốt). Mình tự nghĩ là fervor nó sẽ giống như mình đang bị lên cơn sốt sôi sùng sục lên vì một cái gì đó, vậy là mỗi khi đụng từ fervor cái nhớ tới từ fever là sẽ nhớ ra nghĩa của từ này.

Cách 2: Tìm xem từ đó có liên kết với một cái gì đó không. Ví dụ từ chimera (điều huyền diệu kỳ ảo không có thật), trong thần thoại Hy Lạp Chimera là một con quái vật đầu sư tử, đuôi rắn nhìn rất dị dạng. Mình tìm xem tranh của con vật này, thế là não tự động liên kết con quái này với ý nghĩa vô thực của nó.

Cách 3: Tìm hiểu tiền tố, hậu tố. Ví dụ từ metamorphosis (sự biến thân, biến hình, hóa thân). Prefix meta nghĩa là liên quan tới sự thay đổi, root/stem morph có nghĩa là shape/form. Hoặc từ misanthrope (kiểu người chán đời, căm ghét loài người, một thể loại và giai đoạn rất phổ biến, haha), thì mis có hai nghĩa, một là tệ, không thích hợp, hai là ghét. Còn anthro có nghĩa là cái gì liên quan tới con người (như từ anthropology, nhân học). Khi biết được các prefix, suffix, stem/root của từ này thì việc học ý nghĩa của nó trở nên đơn giản.

Cách 4: Những từ khác thì mình tự đặt ra những cách điên khùng lẫn lộn Anh Việt để nhớ cho riêng mình. Ví dụ từ vituperate (mắng chửi, chửi rủa), mình tự đặt ra là vì đi tu mà mới bị chửi rủa, mắng chửi là đồ điên đồ khùng. Cũng là một cách riêng để nhớ. Một số từ thì mình tự gán cho nó những ý nghĩa hoặc mối liên tưởng riêng và cá nhân của bản thân mình. Ví dụ từ timorous, mình nhớ về một anh chàng mình từng gặp tên Timo, đẹp trai cao ráo bự con nhưng mà rất nhẹ nhàng, e dè, bẽn lẽn, gần giống với ý nghĩa của từ timorous là hay sợ hãi, thiếu tự tin.

Cách 5: mấy từ nào bí quá nghĩ mãi chẳng ra được liên kết nào, mình lên trang mnemonicdictionary.com để xem các cách gợi ý nhớ từ do người dùng tự đặt. Trong quá trình học vocabulary, mình thấy trang này cực kỳ hữu dụng.

Bên cạnh đó, mình cũng không chỉ học qua flashcard của Maghoosh nữa, vì thấy rất dễ quên, mà tự cắt giấy làm flashcard riêng của mình. Khi gặp từ mới, mình sẽ lấy giấy ra ghi từ đó ở một mặt, tra ý nghĩa cả tiếng Việt và tiếng Anh rồi ở mặt sau, ghi thêm các từ đồng nghĩa khác (để tiện thể học thêm các từ mới khác), và ghi chú cách mnemonic để nhớ từ này. Sau đó, cứ khi nào rảnh mình sẽ xem lại đống flashcard này, từ nào chưa nhớ để riêng qua một xấp để học lại.

Để luyện viết essay, thì mình học trong GRE CAT Answers to the Real Essay Questions của Mark Alan. Thấy rất hữu dụng. Không phải học thuộc lòng, mà đọc và note lại để lấy ý cách người ta triển khai đề bài ra sao. Tin mừng cho người học GRE, là ETS công bố tất cả các đề thi essay trên trang chính thức của họ, với 2 pool riêng biệt dành cho hai dạng bài issue và argument. Tin buồn? Là mỗi pool như vậy chứa tới 200 – 300 bài. Với tốc độ học 1 bài cỡ nửa tiếng, ngày nào cũng học đều đặn 3 bài như mình thì phải 100 ngày mới hết, ahiuhiu.

Phần luyện vocal và math review thì sau khi học xong các sách cơ bản của ETS và Maghoosh, mình chuyển qua học trong quyển Tracking the GRE của Princeton. Trời ơi mình chưa thấy quyển sách luyện thi nào mà vui như quyển này, người ta vừa hướng dẫn các tips làm bài cực hay, vừa chửi ETS (là cái tổ chức ra đề) một cách châm biếm, nhẹ nhàng và hài hước. Học rất có động lực và dễ vô đầu hơn.

Hanh-trinh-luyen-thi-gre

Tại đây có nhiều thông tin về luyện thi và kinh nghiệm du học. Hãy để lại biểu cảm để tôi biết bạn đã đọc. Bạn có thể chia sẻ, mời bạn bè nếu muốn. Hãy nhớ đừng từ bỏ ước mơ Du học của mình nhé.

Mua sách SAT tại TP.Hồ Chí Minh

#HiệuSáchDuHọcMỹ#Mua_sach_Sat_TpHCM#Mua_sach_Act_TpHCM,#Mua_sach_Gmat_TpHCM#Mua_sach_Ap_TpHCM#Mua_sach_Gre_TpHCM#Mua_sach_Ssat_TpHCM#Mua_sach_Lsat_TpHCM#Mua_sach_Ged_TpHCM

??? Hiệu sách du học bán tất cả sách luyện thi Sat, Act, Ap, Lsat, Ssat, Gre, Gmat, Ged.
???Hãy nhắn tin nếu bạn không thấy quyển sách bạn cần mua trên website hoặc cần tư vấn cho người bắt đầu luyện thi.
#SAT #ACT #LSAT #SSAT #AP #GRE #GMAT #GED
???Website: http://hieusachduhoc.com
???Gian hàng Lazada: https://www.lazada.vn/shop/sach-du-hoc-sat

???Page: https://www.facebook.com/hieusachDuHocMy/